Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Táo bón ở trẻ em là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, sinh hoạt cũng như sự phát triển của trẻ.Nhiều bậc phụ huynh hay phàn nàn rằng con của mình bị táo bón, đã điều trị nhiều đợt, dùng thuốc thì trẻ đi tiêu bình thường nhưng ngưng thuốc thì lại tái phát. Nên nhấn mạnh rằng, điều trị táo bón cần một liệu trình kéo dài tính bằng tháng, thậm chí là năm và thuốc không phải là kim chỉ nam mà nó chỉ là phương tiện để bô mẹ điều chỉnh hành vi đi tiêu của trẻ.

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ Lê Thị Thanh Thảo – Bác sĩ chuyên khoa Nhi Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Mỹ

1.Định nghĩa táo bón:

  • Táo bón là tiêu phân < 3 lần/tuần (hay >3 ngày mới đi tiêu) kèm theo phân to cứng, trẻ đau hay khó đi tiêu. Đây là các điều kiện đi cùng với nhau trong đó tính chất phân to cứng là quan trọng nhất. Ví dụ: Lớn hơn 3 ngày trẻ mới đi tiêu nhưng phân mềm, trẻ không đau thì không phải là táo bón. Trẻ đi tiêu < 3 ngày/lần nhưng phân to cứng và đau thì là táo bón.
  • Táo bón cấp tính: tình trạng táo bón kéo dài < 7 ngày. Trong giai đoạn này cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm để tránh đưa đến táo bón mạn tính.
  • Táo bón mạn tính: tình trạng táo bón kéo dài > 1 tháng. Giai đoạn này việc điều trị sẽ khó khăn và kéo dài hơn, liệu trình từ 6 tháng đến 1 năm và dễ bị tái phát

2.Nguyên nhân:

Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
  • Táo bón ở trẻ em 95% là cơ năng: Do chế độ ăn thiếu chất xơ, trẻ có hiện tượng nín giữ phân do đau hoặc tâm lí (trẻ đi học ngại xin ra ngoài, ngại đi toilet ở trường,…) , gây ra vòng xoắn bệnh lý.
  • Các nguyên nhân thực thể (chiếm 5%): Bệnh Hirschprung, hẹp hậu môn, vị trí hậu môn bất thường, suy giáp, hạ Kali máu, tăng Calci máu, do thuốc (Phenobarbital, Sucrafat, anticholinergin, thuốc kháng acid), dị ứng đạm sữa bò.

3. Điều trị:

Khi trẻ có hiện tượng táo bón, hãy đưa trẻ đi thăm khám sớm để được loại trừ các bệnh lý thực thể tại hậu môn- đại tràng, bệnh lý toàn thân. Khi được xác định táo bón do cơ năng (trẻ nín giữ phân), bác sĩ sẽ xác lập phác đồ điều trị cho trẻ, bao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn tống phân:

Tháo khối phân đóng khuôn trong trực tràng:

  • Thuốc bơm trực tràng bằng Glycerin: Rectiofar 3ml, 5ml
  • Thuốc đường uống: Lactulose hoặc Polyethylen glycol
  • Thụt tháo khi các biện pháp trên thất bại

Nên nhớ dùng thuốc bơm hậu môn không được chỉ định thường quy vì nó trái với sinh lý đi tiêu của trẻ. Chỉ được dùng trong giai đoạn bắt đầu điều trị để tống hết khối phân cứng ở đại tràng ra ngoài, tránh gây đau bụng cấp khi dùng thuốc làm loãng phân ở giai đoạn sau.

Giai đoạn duy trì:

Được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi tống hết phân:

  • Nhóm thuốc Macrogol hoặc nhóm nhuận trường thẩm thấu sẽ được bác sĩ chọn lựa.
  • Thời gian điều trị: Vài tuần đối với táo bón cấp tính và 6 tháng đến 1 năm với táo bón mạn tính
  • Tái khám định kỳ để được chỉnh liều và không nên ngưng thuốc đột ngột, cần giảm liều từ từ trong vài tháng.

Chăm sóc tại nhà:

  • Chế độ dinh dưỡng:

+ Cung cấp đủ chất xơ. Tránh những sai lầm rằng cho trẻ ăn nhiều rau, chất xơ và các thực phẩm bổ sung giàu chất xơ một cách đơn độc sẽ điều trị được tình trạng táo bón. Mà cần kết hợp với uống thuốc và thay đổi hành vi.

Điều trị táo bón ở trẻ em
Trẻ bị táo bón nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh

+ Cung cấp đủ nước: Đủ nước ở đây có nghĩa là đủ theo nhu cầu của trẻ, tránh uống quá nhiều nước làm cho trẻ chán ăn gây ra táo bón nặng nề hơn

  • Tập thói quen đi tiêu: 1-2 lần/ngày vào giờ cố định. Tuy nhiên nếu trẻ còn nhỏ, chưa nhận thức được và chưa từng được tập đi tiêu trước đó thì nên cho trẻ đi tiêu vào mọi lúc.
  • Tư thế đi tiêu đúng
  • Nâng đỡ tâm lý: tránh tâm lý ngại đi tiêu nơi công cộng, trường học, giáo dục trẻ không nên nín giữ phân.

Để xác định đúng nguyên nhân triệu chứng và điều trị đúng cách, phụ huynh nên đưa con trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác. Bạn cũng cần có sự điều chỉnh cả chế độ ăn lẫn sinh hoạt để trẻ nhanh cải thiện tình trạng táo bón. Sự quan tâm, chăm sóc cũng như hiểu biết của cha mẹ sẽ góp phần giúp triệu chứng táo bón ở trẻ em không còn là nỗi sợ của các bé lẫn phụ huynh.

bác sĩ nhi giỏi quảng ngãi
Bs. Lê Thị Thanh Thảo – Bác sĩ chuyên khoa Nhi của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Mỹ

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Mỹ là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại VIETMY CLINIC. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Thời gian phục vụ:

7 Ngày trong tuần: Từ 7h00 đến 17h00 chiều

Là Phòng khám hàng đầu ở miền Trung nói chung và ở địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Mỹ là địa chỉ tin cậy chuyên khám và điều trị các bệnh lý, khám sức khoẻ tổng quát và tầm soát ung thư, tầm soát đột quỵ. Môi trường Phòng khám thân thiện, vệ sinh, vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân đến khám. Để được tư vấn và đặt lịch khám quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài CSKH 0962.18.51.51 để chúng tôi được phục vụ bạn.

Địa điểm:

169 Phan Bội Châu, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.

Website: phongkhamvietmy.com

Facebook: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Mỹ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *